Nến Cửu Âm (烛九阴) Sinh_vật_huyền_bí_trong_tiểu_thuyết_Đạo_Mộ_Bút_Ký

Xuất hiện trong phần Tần Lĩnh Thần Thụ (秦岭神树), thực chất là một loài rắn độc với kích cỡ cực lớn sống ở thời cổ đại. Đời vua Thuấn người ta bắt thứ này để lấy mỡ làm nến chiếu sáng. Người xưa ví nó như rồng, còn gọi là Nến Rồng, mắt của Nến Cửu Âm từ khi sinh ra đã nằm ngang. Con mắt này là bản nhãn (mắt chính), ngoài ra còn có một con mắt khác mọc phía trên tên là âm nhãn. Truyền thuyết ngàn năm nói rằng âm nhãn của Nến Cửu Âm nối liền với địa ngục, chỉ cần bị nó liếc một cái người đó lập tức bị Quỷ nhập tràng, lâu ngày sẽ biến thành quái vật đầu người mình rắn.

Cây Xà thần trong Tần Lĩnh thần thụ ngoài việc dùng để tế lễ, còn là nơi để dẫn dụ Nến Cửu Âm chui lên khỏi lòng đất. Người xưa lấy máu để dụ nó chui lên từ dưới lòng đất, sau đó bắn chết, làm thành nến.